Mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị mất ngủ kéo dài, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí đột quỵ. Do đó, cần sớm xác định nguyên nhân mất ngủ để có hướng điều trị phù hợp.
1. đối tượng dễ mất ngủ
Ai cũng có thể bị mất ngủ, tuy nhiên, những đối tượng có thể dễ bị mất ngủ hơn bao gồm:
- Người cao tuổi. Những người trong độ tuổi từ 60 đến 65 tuổi dễ bị mất ngủ hơn, do những thay đổi của cơ thể liên quan đến lão hóa, và còn dễ mắc nhiều bệnh lý hay phải sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Người đang mắc các bệnh lý. Mất ngủ có thể xảy ra với người mắc các bệnh mạn tính và các cơn đau liên quan bệnh lý. Bệnh lý dễ dẫn đến mất ngủ bao gồm: bệnh tiểu đường, viêm khớp, mất trí nhớ, Parkinson, đau cơ xơ hóa, trào ngược đường tiêu hóa, vân vân.
- Phụ nữ. Nhóm đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn so với nam giới do các vấn đề như chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, rối loạn nội tiết tố.
- Người đang gặp các yếu tố tâm lý. Là những người bị căng thẳng, áp lực, gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống cũng có xu hướng khó ngủ, mất ngủ.
- Người làm ca đêm hay thay đổi múi giờ. Những người phải thường xuyên làm ca đêm, giờ ngủ không cố định hoặc những người đi du lịch, du học ở một quốc gia khác trái múi giờ cũng dễ bị mất ngủ hơn.
- Người có lối sống thiếu khoa học. Một số thói quen như hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, vân vân, đều là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ.
2. Mất ngủ sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của bạn?
Có thể chia tình trạng mất ngủ làm 2 dạng, đó là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Trong đó, mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ không thường xuyên, không kéo dài quá 1 tháng.
Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài từ 1 tháng trở lên. Mất ngủ cấp tính hay mất ngủ mạn tính đều gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe và cuộc sống của bạn. Những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra bao gồm.
- Mất ngủ sẽ dễ bị mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo.
- Người ngủ không đủ giấc, thường xuyên mất ngủ thì hệ miễn dịch cũng kém hơn so với người bình thường.
- Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, đột quỵ dẫn đến tử vong.
- Ngủ không đủ giấc cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Thiếu ngủ sẽ khiến làn da khô ráp, dễ lão hóa, nếu có vết thương trên da thì cũng khó lành hơn.
- Buồn ngủ do mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó chịu, cáu kỉnh, tâm trạng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc, dễ mắc bệnh trầm cảm.
- Mất ngủ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng dẫn đến việc ăn nhiều hơn, nhất là ăn thực phẩm kém lành mạnh dễ gây tăng cân, béo phì.
- Người mất ngủ, ngủ không đủ giấc có thể bị ảo giác, chóng mặt, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.
3. Điều trị mất ngủ bằng thuốc tây
Nếu tình trạng mất ngủ của bạn diễn ra liên tục, có tần suất từ 3 lần 1 tuần trở lên và kéo dài trong 1 tháng liên tục, hoặc, sau khi bạn đã áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ, môi trường ngủ thoải mái mà vẫn khó ngủ thì nên đi khám, chẩn đoán nguyên nhân. Tùy vào nguyên nhân, tình trạng mất ngủ mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị thích hợp.
Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số thuốc có tác dụng chính là trấn an, điều hòa về tinh thần, làm dịu thần kinh gây cảm giác mơ màng buồn ngủ.
Tuy nhiên người dùng thuốc có thể gặp phải một số vấn đề như.
- Người mệt mỏi, uể oải, thực hiện các động tác không chính xác, trở nên lú lẫn (với những người bệnh cao tuổi), miệng khô đắng và suy giảm trí nhớ. Trong thời gian đầu khi sử dụng một số thuốc giúp an thần, người bệnh sẽ cảm thấy: chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, nhức đầu, đau ngực, ù tai.
- Khi lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết và sinh dục: gây nên hiện tượng vô kinh ở nữ giới, giảm ham muốn.
- Một số trường hợp ghi nhận có hiện tượng viêm cơ tim và co giật, xảy ra ở một số người sử dụng thuốc an thần Clozapine quá liều.
- Việc sử dụng thuốc giúp an thần với liều lượng cao, không phù hợp với khả năng chịu đựng của cơ thể còn khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Người dùng thuốc bị tác dụng phụ ngoại tháp và rối loạn vận động cao.
4. Điều trị mất ngủ không dùng thuốc
Một số phương pháp giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn có thể kể đến như.
- Đi ngủ và thức giấc vào khung giờ ổn định.
- Giới hạn thời gian nằm trên giường trước khi ngủ.
- Tránh ngủ nhiều, ngủ chợp mắt vào ban ngày hoặc trước giờ đi ngủ.
- Không dùng các chất kích thích như trà, cà phê, rượu, nhất là vào buổi tối.
- Thư giãn bằng các phương pháp như thiền, mát xa, ngâm chân, tắm nước nóng trước khi đi ngủ.
- Không ăn no hoặc chất khó tiêu vào buổi tối để tránh khó ngủ.
- Sử dụng trà thảo mộc giúp an thần, ngủ ngon hơn.
5. trà thảo mộc trị mất ngủ
Từ xưa dân gian đã dùng các vị thuốc nam để hỗ trợ các bệnh lý, trong đó có vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Đây là 1 phương pháp an toàn, tiết kiệm và phù hợp cho tất cả mọi đối tượng bệnh nhân.
Trong trà thảo mộc Quang Vinh có rất nhiều vị thuốc nam hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc, hỗ trợ giảm suy nhược thần kinh.
Đây là 1 sản phẩm tuyệt vời cho sức khỏe vì những ưu điểm vượt trội mà nó đem lại.
- Tinh thần sảng khoái, giúp ngủ ngon ngay từ những ngày đầu sử dụng.
- Thành phần hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên nước ta, tương thích tuyệt vời với thể trạng của người dân Việt Nam.
- Cách dùng cực kỳ đơn giản, chỉ cần hãm với nước sôi, uống như trà mạn hàng ngày.
- Vị trà thơm ngọt nhẹ, rất dễ uống. Từ trẻ nhỏ đến người già đều yêu thích.
- Không chỉ giúp an thần ngủ ngon, mà còn thanh nhiệt, giải độc ngày hè hiệu quả.
- Giá thành cực kỳ rẻ. Chỉ 60 ngàn 1 bịch. So với trà xanh uống hàng ngày thì rẻ hơn rất nhiều.
Quý bệnh nhân có mong muốn mua trà thảo mộc hãy liên hệ qua hotline nhà thuốc, 0981.936.803. Các chuyên viên tư vấn của nhà thuốc sẽ tư vấn miễn phí.
Ngoài ra, nếu quý bệnh nhân đang mắc các vấn đề về sức khỏe khác, hãy liên hệ đến nhà thuốc để tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp. Nhà thuốc nam Quang Vinh nổi tiếng với các bài thuốc điều trị bệnh khớp, gan, thận, dạ dày, tiểu đường, viêm xoang, vân vân.