Mất ngủ ở người trẻ tuổi gây hậu quả gì?

mất ngủ

Mất ngủ ở người trẻ tuổi có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và tâm lý. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện và tạo ra những tác động tiêu cực như mệt mỏi, giảm sức đề kháng, tăng cân, stress, trầm cảm, và giảm hiệu suất học tập hoặc làm việc. Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể tăng nguy cơ tai nạn do sự mất tập trung khi tham gia giao thông.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

Cũng tương tự như ở người cao tuổi, nguyên nhân gây mất ngủ có nhiều, tuy nhiên đối với người tuổi trẻ thì mất ngủ thường do:

– Tình trạng áp lực công việc, học tập: Cuộc sống hiện đại buộc những người trẻ phải quay cuồng vào học tập và công việc. Áp lực từ bài thi, thời hạn quy định (deadline)… làm hệ thần kinh luôn ở trạng thái kích thích. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ.

– Lạm dụng các thiết bị công nghệ – nguyên nhân gây mất ngủ hàng đầu ở giới trẻ: Người trẻ có thói quen sử dụng máy tính, điện thoại… trước khi đi ngủ. Sóng điện thoại, máy tính là nguyên nhân gây hại cho hệ thần kinh, gây nhức mắt, mỏi mắt… dễ dẫn tới mất ngủ, khó ngủ.

– Do thói quen ăn uống: Hay đi tiệc tùng, thích đồ ăn vặt… sẽ khiến nhiều bạn trẻ có thói quen ăn quá no trước khi ngủ. Điều này khiến chúng ta sẽ bị mất ngủ, do cơ thể phải tăng cường làm việc để có thể tiêu hóa lượng thức ăn đã nạp vào.

– Do sử dụng chất kích thích: Khá nhiều bạn trẻ có thói quen sử dụng cà phê, trà, thuốc lá… những chất kích thích như nicotin, cafein trong các loại đồ uống này khiến bộ não hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ. Sau đó giấc ngủ sẽ bị rối loạn giờ sinh lý và gây ra chứng mất ngủ.

– Không gian phòng ngủ: Nếu không khí trong phòng ngủ thiếu lượng oxy cần thiết sẽ dẫn đến ngột ngạt và khiến người trẻ tuổi bị mất ngủ.

– Mất cân bằng hưng phấn và ức chế: Người trẻ tuổi có một cuộc sống sôi động, lịch sinh hoạt là không cố định. Thói quen ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, ngủ nghỉ không khoa học, không theo giờ sinh học khiến hormone bị rối loạn. Điều này gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ.

Ngoài ra, mất ngủ ở người trẻ tuổi còn do các bệnh thực thể. Các bệnh thần kinh, suy nhược cơ thể, bệnh dị ứng, xương khớp… cũng có thể ảnh hưởng đến thần kinh và gây mất ngủ.

Mất ngủ ở người trẻ tuổi gây hậu quả gì?

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng về cả thể chất, tinh thần. Khi mất ngủ, cơ thể sẽ phải chịu những hệ lụy sau:

– Có nguy cơ tăng huyết áp: Giấc ngủ bị gián đoạn sẽ gây căng thẳng. Cơ thể phản ứng lại với những căng thẳng này bằng cách tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Nếu kéo dài, mất ngủ sẽ gây ra bệnh tăng huyết áp mạn tính.

– Nguy cơ trầm cảm: Bệnh trầm cảm trong giới trẻ đang có chiều hướng tăng nhanh và ngày càng phức tạp. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do mất ngủ. Một đêm mất ngủ khiến tâm trạng trở nên cáu kỉnh vào sáng hôm sau. Cuối cùng, thiếu ngủ kinh niên sẽ làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm.

– Gây mất tập trung: Nếu giấc ngủ bị gián đoạn, bộ não chỉ có thể dành rất ít thời gian cho trạng thái REM (giai đoạn ngủ sâu và mơ). Trạng thái này vô cùng cần thiết, giúp đầu óc được nghỉ ngơi lúc ngủ. Những người có được giấc ngủ REM thường có cảm giác tốt hơn về nhận thức, cảm nhận tốt hơn về hạnh phúc. Từ đó, tâm trạng cũng được cải thiện đáng kể. Ngược lại, mất ngủ làm mất tập trung, giảm hiệu suất công việc.

– Có nguy cơ tăng cân và ung thư do mất ngủ: Thiếu ngủ làm chậm quá trình trao đổi chất nên sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Từ đó gia tăng nguy cơ bệnh béo phì. Hơn nữa, theo các chuyên gia về sức khỏe, mất ngủ là nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn thực phẩm không lành mạnh. Nguyên nhân là bởi tầm nhìn về thực phẩm bị che mờ trong vùng trung tâm của não ở những người mất ngủ. Khi giấc ngủ bị thiếu hụt, người ta có xu hướng tìm những thực phẩm kém chất lượng và tiêu thụ những loại thực phẩm này.

– Mất ngủ làm gia tăng nguy cơ ung thư: Các nhà nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú nhiều hơn. Một nghiên cứu khác tại Trường Y Harvard cho kết quả, ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Lý giải khoa học là do hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ vô cùng quan trọng. Hormone này có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u. Khi mất ngủ hormone này giảm đi rất nhiều và sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Ngoài ra, mất ngủ còn có nguy cơ đổ vỡ hôn nhân. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc nằm cùng giường với một người mắc chứng mất ngủ có thể gây bất lợi cho hôn nhân. Cáu kỉnh, rối loạn tâm lý do mất ngủ gây ra có thể gây trầm cảm, lo âu cho đối tác và cả những xung đột trong hôn nhân.

Sale!

Sản phẩm hỗ trợ Tự chữa lành

Túi thụt tháo đại tràng_Silicon

395.000
Sale!
150.000
Sale!
150.000
Sale!
1.350.000
Sale!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *